THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
BÀI 7: LUYỆN GIỌNG OANH VÀNG
I/ Mục tiêu:
- Học song bài giúp HS biết:
Có giọng nói to, rõ ràng và truyền cảm khi thuyết trình
II/ Phương pháp:
Thảo luận nhóm; đóng vai xử lý tình huống
II/ ĐDDH:
Một số tranh ảnh trong bài
IV/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của của giáo viên
Hoạt động của HS
1Khám phá
- Nói như thế nào để người khác nghe được và biểu được?
Vậy giúp các em có một giọng nói to rõ ràng thì bài học hôm nay sẽ giúp em biết được điều đó.
2 . Kết nối
-* Vì sao cần luyện giọng?
Tầm quan trọng của giọng nói
Yêu cầu HS thảo luận: Giọng nói có tầm quan trọng như thế nào?
GV nhận xét
Yêu cầu HS làm BT SGK trang 34
GV nhận xét
Yêu cầu HS đọc bài thơ: Giọng oanh vàng
B) Vậy giọng nói thể hiện điều gì?
Yêu cầu HS thảo luận: Giọng nói giúp em nhận ra điều gì từ người nói?
GV nhận xét và kết luận: Giọng nói giúp em nhận ra bạn trai hay bạn gái và nhận ra tâm trạng vui ; buồn, tức giận; bình tĩnh, hồi hộp; lo lắng của người đó. Đồng thời còn giúp em nhận ra người đó ở đâu, tính cách quen hay lạ , tuổi tác, tâm trạng, sở thích.
=> GIỌNG NÓI
Giọng nói bạn thánh thót Tôi nghe mê mải
Như tiếng chim ca Bao chuyện vui buồn
Giọng bạn vang xa Giọng nói chúng mình
Kéo tôi gần lại. Hòa cùng điệu nhạc.
Thực hành ( Tiết 2)
* Cách tập giọng
a) Cách tập giọng
Yêu cầu HS làm BT
Em cần luyện giọng để giọng em như thế nào?
Em thích luyện giọng bằng cách nào?
Yêu cầu HS đọc tình huống và thực hành tình huống.
- HS thực hành luyện giọng qua bài hát: Ngón tay nhúc nhích và đếm các số tự nhiên theo thứ tự tăng dần bắt đầu từ số 1 cho đến khi không còn hơi để đếm nữa.
Gv nhận xét và đáng giá
- Cho HS hát tập thể.
b) Những chú ý khi nói.
Yêu cầu HS đọc BT thảo luận và trả lời
- Câu 1 này có lỗi là gì?
- Câu 2 có lỗi gì?
- câu có lỗi là gì?
Vậy qua các câu ở BT 1 em thấy thế nào?
GV nhận xét và kết luận:
Yêu cầu HS đọc " Một số lỗi khi nói và cách khắc phục" trong SGK.
4 . Vận dụng
Qua bài học hôm nay các em hãy luyện giọng bằng cách:Kể một câu chuyện cho bố , mẹ nghe, trong đó có ít nhất 2 nhân vật đối thoại với hai giọng nói khác nhau. Sau đó nói bố mẹ nhận xét về câu chuyện mà em kể.
- HSTL: Nói to, rõ ràng....
-HS lắng nghe
- HS thảo luận.
- HS đọc bài thơ
- HS TL
- Hs nghe
- HS đọc bài thơ.
- To rõ ràng.
-Hát, thuyết trình theo chủ đề....
- HS thực hành tình huống
- HS thực hành theo nhóm 4
- HS hát tập thể.
- HS thảo luận và trình bày
- Câu 1 có lỗi là " ờ, à "
- Câu 2 có lỗi: không có lỗi
- Câu 3 có lỗi là : là lập lại từ nhiều lần.
- Ở câu 1 em thấy khó chịu vì cứ ( à, ờ ) hoài. Ở cầu không có lỗi gì nên em thích nghe. Ở câu 3 em thấy nhàm chán không thích nghe.
- HS đọc
- HS nghe và thực hiện.