Giới thiệu về trường tiểu học Ngô Quyền

Trường tiểu học Ngô Quyền ( trước là tiểu học Định Thành ) tọa lạc trên khoảng đất một hecta, một trệt hai lầu, kiến trúc và màu sắc tươi khỏe, thuộc địa bàn thị trấn Dầu Tiếng (xã Định Thành cũ ), huyện Dầu Tiếng , tỉnh Bình Dương. Trường có mọi điều tốt đẹp như hôm nay là nhờ công lao to lớn của những người đi trước, của các thế hệ thầy cô giáo và học trò, của truyền thống vẻ vang từ những ngày đầu mở đất và giữ đất ở địa phương. 
            
Địa danh Định Thành; địa danh thấm đẫm mồ hôi và máu với bao chiến công oanh liệt trong hai thời kỳ chống pháp và mỹ xâm lược. Định Thành cũng là tên của một căn cứ lớn; một căn cứ hậu phương trực tiếp của kháng chiến. Hai tiếng Định Thành cũng xuyên suốt chiều dài lịch sử, tồn tại với bao tình cảm yêu thương và niềm tự hào cho đến hôm nay.
               
Năm 1861, làng Định Thành thuộc huyện Bình Long, tổng Bình Thạnh Thượng, Phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định. Đến năm 1899 thành lập tỉnh Thủ Dầu. Những ngày đầu mở đất, Định Thành là xóm chòi chỉ vài mươi người sống ven sông với nghề chày lưới, đốt than, săn bắn tọa lạc ở nguồn sông Sài Gòn (Vùng Hàng Trời,Nước Đục, Tha La ngày nay). Sau vì sinh kế, nhiều người tìm đến ở dọc theo bờ sông dài về xuôi. Khi có sản phẩm, người dân theo sông Sài Gòn về miệt dưới buôn bán.Thời gian này, chữ “quốc ngữ” dù chưa được phổ biến rộng rãi nhưng đã xuất hiện cùng với chữ nôm và lớp trẻ chỉ học với người thân, với các thầy đồ theo cung cách sư phụ -đệ tử, phần cũng vì dân số ít, dân trí chưa được mở mang, chưa chú trọng việc học, chưa có trường lớp rõ ràng.
           
Sau khi khám phá ra vùng đất màu mỡ, giàu tiềm năng kinh tế, năm 1917, thực dân pháp chiếm đất, lập đồn điền cao su Michelin tai Đinh Thành, Dầu Tiếng. Nhu cầu công nhân cho đồn điền ngày càng tăng. Ngoài việc mộ phu ở địa phương, chúng mộ người ở miền trung, miền Bắc vào bằng những bản hợp đồng nghiệt ngã, hầu hết người phu đều không còn điều kiện trở về quê. Từ đó, người dân địa phương cùng dân “công tra” cùng tồn tại, cùng là anh em trên mãnh đất hiền hòa nhưng luôn sục sôi các phong trào đấu tranh đòi quyền sống. Nhu cầu về giáo dục cũng theo đó mà bức thiết hơn. Mãi đến năm 1944, chính quyền pháp và hội tề mới miễn cưởng cho mở một ngôi trường làng gần tháng thất cao đài ngày nay. Trường có hai phòng và một nhà giáo viên mang tên Ecole Primaire d’ Elementaire de Dinh Thanh. Tên trường Định Thành có từ đó. Năm 1946, trường dời về hai địa điểm:
    - Một ở khu đất thuộc ấp 1 (gần chợ sáng ngày nay) có một phòng lớp năm (lớp 1) tọa lạc bên trái con đường xuống đình Dầu Tiếng.
    - Một ở khu đất bên trái đình Dầu Tiếng và khu đất chùa liên chì ngày nay, có từ lớp tư (lớp 2) đến lớp nhất (lớp 5) do ông Lê Văn Ngọ làm Hiệu Trưởng, dạy trương trình pháp.
                   
Năm 1953,trường dời về khu đất nay là dãy văn phòng của quản lý thị trường. Dãy trường này có 5 phòng từ lớp năm (lớp 1) đến lớp nhất (lớp 5), khánh thành tháng 9 năm 1953 do bà Hân Hiến tiền xây dựng. Trường có tên là Ecole Primaire Comple’mentaire Dinh Thanh.
                    
Năm 1956,trường lại dời đến địa điểm mới nay là trường mẫu giáo 13/3,  dãy trường cũ trở thành trường trung học bán công Đinh Thành (dạy từ lớp đệ thất(lớp  9). Khu trường mới khang trang, rộng rãi, có 3 dãy, xây theo hình chữ U, có sân rộng, bồn hoa, trụ cờ, văn phòng, phòng thể thao,.. mang tên trường tiểu học cộng đồng Định Thành do các ông Huỳnh Tấn,Bùi Thắng Đức ,Lê Văn Trên,Nguyễn Văn Luông, Nguyễn Ngọc Siêng tiếp nhau làm Hiệu Trưởng. Từ năm 1969 trở đi trường có nhiều phân hiệu:
      - Phân hiệu ấp 2: các phòng lợp ngói( dạy từ lớp năm đến lớp ba- lớp 1 đến lớp 3) và sau có xây thêm dãy phòng lợp tole và trở thành trường trung học tỉnh hạt trị tâm (thời gian sau này là trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Dầu Tiếng, hiện nay bỏ trống)
      - Phân hiệu Định An (Nay là phân hiệu của trường tiểu học Dầu Tiếng) dạy từ lớp năm đến lớp ba.
      - Các phân hiệu cỏ trách, Bến Tranh, Thanh An, Bến Chùa (nay thuộc trường tiểu học Thanh An và Thanh Tuyền).
Sau giải phóng (1975), trường bị hư hỏng hoàn toàn .Phòng Giaó Dục Dầu Tiếng (vừa được thành lập với ban lãnh đạo là Bùi Ngọc Tâm, Nguyễn Thị Kim, Trịnh Thị Kim Liên ) tập hợp lại giáo viên các trường trong huyện cùng giáo viên đào tạo trong vùng giải phóng và nhân dân làm lại trường mang tên trường cấp một Định Thành (cơ sở gồm có trường trung học BC Định Thành cũ và cất thêm 4 phòng tranh tre ở địa điểm nhà ông Hồ Phát hiện nay ).Còn khu phân hiệu ấp 2 cũ dành cho trường cấp 2,3. Trường C1 Đinh Thành  chỉ có 2 phân hiệu ở làng 2 (ấp 5) và Suối Dứa(ấp 6).
                     
Thời gian này ,học sinh quá tải, trường lớp không đủ để đáp ứng. Một lớp có thể lên đến 75 em (ấp 6 ) hoặc 65 em (trường chính ) là phổ biến .Sau giải phóng , không còn đạn bom, người người thương yêu, đùm bọc nhau vượt qua hậu quả chiến tranh .Xã hội yên bình nên ai cũng muốn và yên tâm cho con em mình đi học. Điều kiện dạy và học lúc nầy hầu như không có gì .Trường sinh hoạt 3 ca. Giáo viên lên lớp chỉ với cả tấm lòng yêu trẻ và vì sự nghiệp giáo dục chung, tiền lương gần như mang ý nghĩa tượng trưng. Học Sinh học trên bàn ghế làm bằng tre và cây rừng, có lớp ngồi cả dưới đất để học với tập vở bằng giấy xấu ,nhám và đen. Hiệu Trưởng của trường giai đoạn nầy là thầy Nguyễn Ngọc Siêng.
                   
 Sau đó ,trường cấp 1 Định Thành B được thành lập để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ở địa bàn xa, giáo viên là của trường cũ tách làm hai. Đến năm 1980, Định Thành A Tiếp quản khu trường cấp 3, học sinh có nơi học tập tương đối. Bỏ trường tranh tre, xóa 3 ca.Từ năm 1982 trở đi, trường cấp 1 Định Thành A đổi tên là trường cấp 1,2 Định Thành A do cô Nguyễn Thi Tuyết ,Nguyễn Thị Em, Phan Thị Xuân tiếp nhau làm hiệu trưởng, có học sinh từ lớp 1 đến lớp 9.
                     
 Năm 1990, tách riêng trường cấp 1 và cấp 2. Cấp 1 vẫn mang tên Định Thành A với hiệu trưởng là thầy Bùi Văn Phước. Trường có 2 phân hiệu: pân hiệu ấp 1 (trường chính cũ) va 2phan6 hiệu ấp 6 (Suối Dứa).Trường chính tọa lạc tại dốc cầu cát (địa điểm trường hiện nay). Đất do ông Đoàn Văn Liệu hiến để xây trường. Dãy trước 8 phòng do Công ty cao su Dầu Tiếng xây tặng, dãy sau 8 phòng do địa phương xây dựng. Năm 1994 ,cấp 2 xác nhập về trường cấp 3 thành cấp 2, 3 Dầu Tiếng ,giao cơ  sở cũ lại cho cấp 1 Định Thành A.Từ đó ,học sinh có đủ phòng học, bàn ghế, được nhà trường đầu tư, cung cấp thiết bị vật chất đề nâng cao chất lượng dạy và học. Năm 2001,trường được xây mới một lần nữa; 2 lầu 1 trệt, khang trang, tiện nghi đầy đủ ,là cơ sở hiện nay.Sau khi thành lập thêm xã Định Thành thuộc huyện Dầu Tiếng,trường laị được đổi tên thành trường tiểu học Ngô Quyền, hiệu trưởng là thầy Mai Văn Mỹ và sau đó là cô Nguyễn Thị Hoa cho đến ngày nay. 
           
 Trường Ngô Quyền có bề dày lịch sử hơn 60 năm với những thăng trầm, dời đổi. Nhưng ở thời điểm nào trường cũng giữ được truyền thống vẻ vang của mình. Có nhiều giáo viên, học trò của trường qua các thế hệ là chiến sĩ cách mạng các thời kì, là lãnh đạo các cấp, các ngành, là cán bộ quản lý giáo dục, là công nhân giỏi đã và đang xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Ngô Quyền hôm nay sẽ tiếp bước vững chắc thế hệ cha anh, giữ gìn và bảo vệ truyền thống của trường ngày càng vẻ vang, tươi đẹp hơn.
Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay899
  • Tháng hiện tại22,416
  • Tổng lượt truy cập2,064,267
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây