Các dạng bài ở học vần lớp 1

CẤU TAïO MỘT BÀøI DAïY HOïC VẦN

Phần học vần có 3 dạng bài để dạy, cho nên giáo viên cần lưu ý và nghiên cứu kỹ để dạy cho phù hợp theo từng dạng bài. Sau đây ta thử tìm hiểu từng dạng bài như sau :
1- Dạng 1 : Bài dạy phần " chữ cái và âm "
Tên bài : trình bày bằng chữ in thường .
- Tranh, từ khoá ( nội dung tranh gắn liền với nghĩa của từ khoá nhằm gợi mở dẫn dắt học sinh0 .
- Tranh gợi từ ngữ ứng dụng thêm để học sinh tập phát âm hoặc nhận dạng chữ ghi âm mới có ở từ ngữ ghi kèm tranh .
- Tiếng khoá ( Còn gọi là tiếng mới được rút ra từ từ khoá trong đó mang âm và chữ ghi âm sẽ học ).
- Chữ ghi âm mới : ( ngoài chữ in thường có những chữ viết thường trên dòng kẻ để học sinh tập viết )
- Từ ngữ : ( hoặc câu ) ứng dụng để luyện đọc ( ký hiệu (....)
- Chữ ghi vần, tiếng : ( viết thường trên dòng kẻ cần luyện viết ứng dụng ) ( tiếng mới, hoặc từ có tiếng mới học. Ký hiệu
- Tiếng ghép bởi các âm đã học và từ ngữ ứng dụng cần luyện đọc thêm ở lớp và ở nhà ( gọi là phần ôn luyện cuối bài ) phần này thiết kế theo nguyên tắc : Bài học nguyên âm sẽ ghép với phụ âm đã học và bài học về phụ âm sẽ ghép với các nguyên âm đã học để tạo thành tiếng, giúp trẻ " quen mắt " đọc nhanh các từ láy, từ ghép hay cụm từ ở dòng dưới có tác dụng cho trẻ tập đọc thêm đồng thời mở rộng vốn từ ở trẻ .

2- Dạng 2 : bài dạy ở phần vần :
Tên bài : ( chữ in thường )
- Tranh, từ khoá ( gồm tiếng đã học và tiếng mới )
- Tiếng khoá ( mang vần mới )
- vần mới ( trình bày = chữ in ) chữ viết thường được trình bày kết hợp trên dòng kẻ phối hợp bên phải sách cũng ghi chữ tiếng mới
- Từ ngữ ứng dụng để luyện đọc ( ký hiệu ( ...)
- Chữ ghi vần tiếng ( viết thường trên dòng kẻ ) cần luyện viết ứng dụng ( ký hiệu .........)
- Tranh, câu (hoặc bài) ứng dụng để luyện đọc ở lớp, ở nhà (ký hiệu)

3- Dạng 3 : bài ôn tập :
Được thiết kế theo nhiều dạng khác nhau nhằm củng cố kiến thức đã học đồng thời rèn kỹ năng đọc, viết, cho học sinh theo hướng phát triển .
- Bài ôn các âm - chữ ghi âm đã học có dạng ghép tiếng luyện đọc, thay đổi thanh để tạo thành tiếng mới theo " bảng mẫu " ( các bài 7, 11, 17, 22, 27, 32, 37, 39, 40 ) có dạng thực hành luyện đọc các từ láy có " khuôn vần là nguyên âm đã học " ( bài 39 )
- Bài ôn vần đã học : có dạng ôn các vần đã học ( theo nhóm ) có bộ phận giống nhau ( bài 48, 54, 59 ... )
Có dạng hệ thống hoá các nhóm vần đã học, ghép tiếng luyện đọc qua bài đọc ngắn ( bài 123, 124, 125 ... )
Dạy ôn theo cách trên giáo viên có thể sử dụng dạy học ( bảng hệ thống vần, hộp quay vần ghép tiếng ) làm cho lớp thêm sinh động .

  Thông tin chi tiết
Tên file:
Các dạng bài ở học vần lớp 1
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Văn Nang
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Toán học
Gửi lên:
25/12/2012 18:44
Cập nhật:
25/12/2012 18:44
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
3.80 KB
Xem:
344
Tải về:
4
  Tải về
Từ site Trường Tiểu học Ngô Quyền:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay2,396
  • Tháng hiện tại23,913
  • Tổng lượt truy cập2,065,764
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây