BC ThamLuậnTiếng Việt

UNND HUYỆN PHỤNG HIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – tự do – Hạnh phúc

BÀI THAM LUẬN :
Thực trang và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt
trong trường tiểu học của huyện Phụng Hiệp , tỉnh Hậu Giang
I/. Xuất phát từ yêu cầu của việc dạy và học Tiếng Việt
Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết . Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong trong xã hội hiện đại . Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên gấp nhiều lần, từ đây con người biết tìm hiểu và đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên – xã hội, tư duy . Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác. Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tĩnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn . Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành một nhân cách toàn diện.
Do đó việc hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dung tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, hình thành nhân cách con người mới là việc không thể thiếu được ở trường tiểu học.
Môn Tiếng Việt bao gồm các phân môn : Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, tập viết có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong học tập và trong cuộc sống.
Việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa môn Tiếng Việt phải thực hiện một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm học sinh từng vùng miền khác nhau, phương pháp dạy học (phù hợp đối tượng, nhẹ nhàng, vừa sức và hiệu quả) kết hợp với sử dụng thiết bị dạy học.
Chính những điều trên nên các trường tiểu học đã căn cứ vào tình hình thực tế của trường mình, địa phương mình (trình độ học tập của học sinh, trình độ giảng dạy của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ yêu cầu việc dạy học theo chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học…theo công văn số 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Theo tinh thần công văn nói trên, đối với các lớp có nhiều đối tượng học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập, việc dạy và học căn cứ vào trình độ tiếng Việt và khả năng tiếp thu của học sinh, được phép giảm bớt một số nội dung và yêu cầu cụ thể của bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt nhằm tập trung rèn luyện tốt hai kỹ năng cơ bản : Đọc – Viết
Trong từng phân môn của Tiếng Việt về cơ bản giáo viên thực hiện phương pháp dạy học theo những gợi ý trong sách giáo viên Tiếng Việt của từng lớp (phần hướng dẫn chung). Nên giáo viên cần sử sụng những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, các phương pháp đặc trưng của bộ môn là: Phương pháp thực hành giao tiếp (đọc, viết, nghe, nói) trong các tình huống giao tiếp cụ thể, phương pháp đóng vai, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ, ..hoặc dùng các phương pháp sau một cách hợp lý với các phương pháp nêu trên như : diễn giảng, thảo luận, đặt và giải quyết vấn đề, sử dung phương pháp trực quan, …
Để thực hện được điều này, giáo viên cần nắm vững các quan điểm dạy giao tiếp, dạy học tích hợp, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh để thực hiện tốt yêu cầu dạy các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói), làm cho nội dung học tập của học sinh thêm phong phú, tự nhiên và hấp dẫn.
Chính việc dạy học tiếng Việt sẽ giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập . Nó là công cụ để học tập các môn khác . Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập . Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời
  Thông tin chi tiết
Tên file:
BC ThamLuậnTiếng Việt
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Văn Nang
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Toán học
Gửi lên:
25/12/2012 19:09
Cập nhật:
25/12/2012 19:09
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
23.40 KB
Xem:
358
Tải về:
2
  Tải về
Từ site Trường Tiểu học Ngô Quyền:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay57
  • Tháng hiện tại20,609
  • Tổng lượt truy cập1,990,076
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây