Nhiệm vụ, quyền hạn và công việc của Khối trưởng tổ khối chuyên môn
I- Nhiệm vụ của Khối trưởng tổ khối chuyên môn
Khối trưởng tổ khối chuyên môn có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục theo kế hoạch chung của Nhà trường.
Khối trưởng có nhiệm vụ :
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động năm, tháng của tổ, giúp giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn, kiểm tra đôn đốc tổ viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra, thảo luận và nhận định tình hình, đánh giá kết quả giáo dục học sinh thuộc phạm vi tổ quản lý. Bàn các biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục .
2. Khối trưởng trao đổi đánh giá dự giờ lên lớp đối với giáo viên trong tổ để rút kinh nghiệm, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức nâng các chuyên đề nhằm cao trình độ chuyên môn tay nghề của các thành viên trong tổ .
3. Tổ chức phong trào thi đua trong tổ, nhận xét đánh giá giáo viên, đề nghị khen thưởng và kỷ luật đối với giáo viên trong tổ. Thực hiện đầy đủ hồ sơ quản lý tổ theo quy định.
4. Thực hiện và báo cáo đúng hạn cho lãnh đạo nhà trường về các yêu cầu như kế hoạch giảng dạy, nội dung sinh hoạt tổ, nội dung ôn tập, luyện thi, kế hoạch bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh kém, báo cáo chất lượng giữa kỳ, học kỳ và cuối năm và hồ sơ báo cáo khác liên quan đến tổ chuyên môn phụ trách.
5. Khối trưởng có trách nhiệm phân công GV dạy thay khi có GV bệnh nghỉ ốm, bận công tác.
II- Quyền hạn của khối trưởng
1. Tham mưu góp ý kiến đề xuất với Hiệu trưởng, PHT chuyên môn về việc phân công giảng dạy.
2. Được Hiệu trưởng ủy quyền để quản lý nhân sự tổ và các hoạt động chuyên môn từ việc soạn giảng lên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, lập đề cuowng ôn tập học kỳ, cuối năm, tham gia việc ra đề thẩm định đề kiểm tra học kỳ, cuối năm học.
3. Phối hợp với Công đoàn trường thực hiện đôn đốc phong trào thi đua của tổ. Triệu tập các buổi họp định kỳ và đột xuất của tổ để bàn bạc công tác.
4. Kiểm tra các giáo viên trong tổ thực hiện các kế hoạch của nhà trường, của tổ các phong trào hội thi, thực nhiệm vụ giảng dạy... Dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn để đánh giá tay nghề của tổ viên.
5. Thay mặt tổ dự các buổi họp về chuyên môn, thi đua và các hoạt động khác của Nhà trường. Được hưởng các chế độ phụ cấp, học tập bồi dưỡng theo quy định hiện hành.
3. Các công việc làm của khối trưởng chuyên môn:
1. Đầu năm học :
-Tham mưu đề xuất với Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó chuên môn việc phân công giảng dạy và phản ánh nguyện vọng của các thành viên.
-Hướng dẫn tổ viên học tập nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, Trường; học tập các quy định quy chế .
-Lập kế hoạch thao ,hội giảng, ngoại khóa. Xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ ( chuẩn kiến thức, chương bài, ra đề kiểm tra, KH bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu kém, sử dụng ĐDDH thiết bị thí nghiệm có sẵn,luyện thi tốt nghiệp…)
- Tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm.
- Tham gia Hội đồng thi lại , xét lên lớp.
2. Trong năm học:
- Quản lý tổ viên thực hiện nhiệm vụ năm học của tổ, của trường.
- Mở, tham dự các hội nghị chuyên đề để bồi dưỡng chuyên môn tổ viên.
-Động viên tổ tham gia các phong trào thi đua.
-Soạn đề cương ôn tập, ôn thi, tham gia soạn đề thi, thẩm định đề thi kiểm tra với hội đồng thẩm định đề của nhà trường, quản lý tạo ngân hàng đề của tổ.
3. Cuối năm học :
-Tổ chức kiểm tra đánh giá hồ sơ các hoạt động chuyên môn của tổ viên.
- Đề xuất cùng Hiệu trưởng đánh giá xếp loại chuyên môn tay nghề tổ viên theo chuẩn quy định.
-Chủ trì sơ kết, tổng kết công tác của tổ, bình bầu thi đua, nhận xét công tác năm của giáo viên trong tổ.
-Tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng cuối năm để bảo vệ danh hiệu thi đua của giáo viên của tổ tại Hội đồng thi đua Nhà trường.
4.Hàng tháng :
- Tổ chức họp tổ chuyên môn 2 lần / tháng với nội dung theo dõi thực hiện kế hoạch của tổ, bàn bạc thống nhất nội dung yêu cầu chương bài dạy, giải quyết những điểm cần chú ý tránh sai sót chuyên môn.
-