Lời cám ơn
Khoá luận tốt nghiệp này được sự giúp đỡ của Thầy – Cô giáo khoa Tiểu học Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội. Nhất là Thầy PGS.TS Trần Diên Hiển đã hướng dẫn tận tình, chỉ dẫn, để khoá luận này được hoàn thành.
Cho em gởi lời cảm ơn đến toàn bộ thầy giáo , cô giáo đã trực tiếp giảng dạy .Những người đã trang bị cho tôi những kiến thức vô cùng quý báo .Đến lúc này tiểu luận tốt nghiệp được hoàn thành xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và Ban Giám Hiệu Trường tiểu học Cây Dương 2, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoà thành khoá luận này. .
Vì trình độ có hạn, điều kiện về thời gian, lại là lần đầu tiên được nghiên cứu khoa học nên khoá luận này sẽ có nhiều thiếu sót và chưa hợp lý. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến giúp đỡ qui báu của Quí Thầy , Cô, các bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và áp dụng vào thực tế khi giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.
A/.PHẦN MỞ ĐẦU
I/.Lý do chọn đề tài
II/.Mục đích nghiên cứu
III/.Phương pháp nghiên cứu đề tài
IV/.Tóm tắt nội dung đề tài
B/.PHẦN NỘI DUNG
I/.Phân tích vị trí tầm quan trọng của mạch kiến thức trong chương trình môn toán ở bậc tiểu học
1/.Cấâu trúc chương trình SGK toán 5
2/.Yêu cầu về kiến thức – kỹ năng của môn toán lớp 5
II/.Vị trí – Mục đích – Yêu cầu việc dạy học giải toán ở tiểu học
1/.Vị trí của việc dạy – Học toán
2/.Mục đích
3/.Yêu cầu dạy học toán
III/.Dạy học các bước trong quá trình giải toán
Dạy học sinh tìm hiểu kỹ bài toán :
2- Lập kế hoạch giải toán :
3- Thực hiện kế hoạch giải :
4. Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải :
III/.Tìm hiểu nội dung và các phương pháp dạy học thực hành , luyện tập để giải toán có lời văn về Đại lượng tỷ lệ thuận và tỷ lệ nghịch
1/-Phương pháp rút về đơn vị – Phương pháp tỉ số
2/-Các bước giải toán bằng phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số.
2.1.Đối với giải toán về đại lượng tỷ lệ thuận
a-Phương pháp rút về đơn vị
b.Phương pháp tỉ số
2.2- Đối với giải toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
Phương pháp rút về đơn vị
Phương pháp tỉ số
c. Phương pháp “ Qui tắc tam suất nghịch “
2.3-Lư u ý : Khi dạy về loại toán này giáo viên cần lưu ý
III/.Thực trạng trong việc dạy và học về dạy học giải toán điển hình về đại lượng tỷ lệ thuận và đại lượng tỷ lệ nghịch ở lớp 5 hiện nay
1/.Việc dạy của giáo viên
2/.Việc học của học sinh
3/.Ý kiến đề xuất
C/.PHẦN THỰC NGHIỆM
1/.Mục đích thực nghiệm
2/.Cách tổ chức thực nghiệm
3/.Nội dung thực nghiệm, thời gian và nơi thực nghiệm
4/.Kết quả thực nghiệm
D/.PHẦN KẾT LUẬN
THIẾT KẾ BÀI HỌC THỨ NHẤT
THIẾT KẾ BÀI HỌC THỨ HAI
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY THỨ NHẤT
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY THỨ HAI
PHIẾU BÀI TẬP
A/.PHẦN MỞ ĐẦU
I/.Lý do chọn đề tài
Hiện nay ở tiểu học đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, các phương pháp truyền thống vẫn rất cần thiết, chúng được vận dụng theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh để phát triển năng lực toán học của từng học sinh.
Như vậy khi dạy học loại giải toán luyện tập thực hành là sự vận dụng một cách hợp lý các phương pháp dạy học theo đặc trưng của môn toán, cho phù hợp với mục đích yêu cầu của việc dạy – Học giải toán ở bậc tiểu học và hình thành các bước trọng quá trình giải toán sao cho phù hợp với mục tiêu , nội dung, các điều kiện dạy hoc.
Việc giải toán sẽ giúp học sinh phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và thói quen làm việc khoa học.
Việc giải toán còn đòi hỏi học sinh phải biết tự mình xem xét vấn đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính. Do đó giải toán là một cách rất tốt để rènluyện tính kiên trì, tự lực vượt