TOÁN
ĐIỂM Ở GIỮA, TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG.
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng.
- HS làm được bài tập 1, bài 2 .
II. Đồ dùng dạy học:
- Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 học sinh làm bài 3 và 6/97 SGK.
+ Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
B. Bài mới:
a). Hoạt động 1: giới thiệu điểm ở giữa.
Mục tiêu: HS biết được thế nào là điểm giữa.
Cách tiến hành
A O B
+ Nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng, theo thứ tự trên. O là điểm ở giữa hai điểm A & B.
+ Hoạt động 2: Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
b)Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
3cm 3 cm
A M B
+ Gv nhấn mạnh: Hai điều kiện để M là trung điểm của đoan AB.
- M là điểm ở giữa hai điểm A & B.
- AM = MB (độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm).
- Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
c) Thực hành:
Bài 1. HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu miệng. GV nhận xét.
Bài 2.
+ Giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời. Yêu cầu học sinh nêu lý do sai đúng?
C. Củng cố và dặn dò:
+ Giáo viên gọi học sinh nhắc lại nội dung của bài mẫu 1 và 2 SGK trang 98.
+ Một điểm như thế nào gọi là điểm ở giữa?
+ Một điểm như thế nào gọi là trung điểm?
+ Nhận xét, đánh giá tiết học.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Vài học sinh nhắc lại: “O là điểm ở giữa hai điểm A và B, A ở bên trái điển O; B là điểm ở bên phải điểm O, nhưng với điều kiện trước tiên ba điểm phải thẳng hàng”.
+ Vài học sinh nhắc lại:
“M là trung điểm của đoạn A & B, với điều kiện M là điểm ở giữa A & B, đồng thời đoạn thẳng AM = MB”
+ Học sinh trả lời theo yêu cầu SGK.
a) ba điểm thẳng hàng là : A,M,B ; M,O,N ; C,N,D.
b) - M là điểm ở giữa hai điểm A & B.
- N là điểm ở giữa hai điểm C & D.
- O là điểm ở giữa hai điểm M & N.
+ Kết quả:
Câu a và e đúng.
Câu b, c, d là câu sai
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết khái niệm và xác định được trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
- HS làm được bài tập 1,bài 2 .
II. Đồ dùng dạy học:
- Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 HS nêu miệng bài tập 3/98.
+ Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
B. Bài mới:
Bài 1.
+ Giáo viên cho học sinh thực hành theo bài 1a sách GK (yêu cầu học sinh biết xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước, Nếu đọan thẳng AM bằng một nửa đoạn thẳng AB thì M là “trung điểm” của đoạn thẳng AB).
+ Bài 1b. Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề và thực hành đo và xác định trung điểm của đoạn thẳng CD
Bài 2.
+ Cho mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy hình chữ nhật rồi làm như phần thực hành của sách giáo khoa.
+ Giáo viên theo dõi và ghi điểm cho học sinh làm nhanh và chính xác nhất.
C. Củng cố & dặn dò:
+ Cho học sinh thực hành bằng sợi dây hoặc xác định trung điểm của một thước kẻ có vạch cm và cho biết trước độ dài của đọan thẳng cần tìm trung điểm. Ví dụ: 8 cm, 14 cm, 20 cm ...
+ Nhận xét và đánh giá tiết học.
+ Chuẩn bị bài So sánh các số đến 10000( trang 100)
+ 2 HS