Ôn tập
Môn: Giáo dục sức khỏe
NGUYÊN NHÂN, DIỄN TIẾN BỆNH SÂU RĂNG
CÁCH DỰ PHÒNG
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững do đâu mà có sâu răng, tiến trình phát triển của sâu răng và cách phòng ngừa.
- Biết giữ gìn vệ sinh răng miệng
- HS chăm chỉ học tập.
II.Chuẩn bị :
- Tranh nguyên nhân – Diễn tiến bệnh sâu răng – Dự phòng.
- Mô hình chiếc răng sâu.
- Tranh một em bé đang buồn và mặt nhăn nhó vì bị đau răng.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định: Ôn lại tiết học vừa qua.
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Nguyên nhân, diễn tiến bệnh sâu răng :
- GV chỉ cho HS thấy hình ảnh một em bé đang buồn và mặt nhăn nhó vì bị đau răng trên tranh và hỏi : Các em có biết vì sao bạn ấy bị sâu răng không ?
* GV chốt:
- GV chỉ cho các em xem mô hình răng bị sâu.
- GV giải thích diễn tiến của bệnh sâu răng từ nhẹ đến nặng qua 4 giai đoạn.
Hoạt động 2: Cách dự phòng
- Để không bị sâu răng, các em phải làm những gì ?
* GV chốt:
* GV cho HS ghi nhớ.
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- Vì bạn ấy thường hay ăn bánh kẹo mà không chịu chải răng cho nên vi khuẩn có trong miệng mới lên men thức ăn, sinh ra axit làm tan men răng và tạo thành lỗ sâu trên răng.
* Sâu răng là tình trạng bệnh lý của răng, trong đó tổ chức men, ngà của răng bị phá hủy dần dưới tác động của axit sinh ra từ sự lên men của các thức ăn bám dính trên răng.
Sâu răng giai đoạn đầu, men mất khoáng, bề mặt chưa bị phá hủy có thể tái khoáng và lành thương, nhưng khi sâu răng đã hình thành lỗ hổng khuyết thì không thể tự hoàn nguyên lại như lúc ban đầu.
Nếu giữ gìn vệ sinh răng miệng không kĩ lưỡng, ai ai cũng có thể bị sâu răng.
- Cấu tạo răng bao gồm 3 phần: Men răng, ngà răng, tủy răng.
Vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men thức ăn (đường, bột) dính trên bề mặt răng tạo thành axit. Axit làm tan rã men, ngà của răng tạo thành sâu răng:
Vi khuẩn
+
Đường
→
Axit
→
Sâu răng
- Bệnh sâu răng tiến triển từ nhẹ đến nặng. Bao gồm 4 giai đoạn:
Sâu men Sâu ngà Viêm tủy Chết tủy
* Sâu men:
+ Lỗ sâu nhỏ trên men (chấm đen) rất khó phát hiện.
+ Không đau nhức.
+ Khó phát hiện – dễ bỏ qua.
* Sâu ngà:
+ Lỗ sâu tiến đến ngà răng
+ Lỗ sâu cạn: không gây ê buốt khi nhai.
+ Lỗ sâu sâu: ê buốt khi nhai thức ăn hay thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.
+ Nên điều trị sớm ở giai đoạn này.
* Viêm tủy:
+ Sâu ngà không được điều trị, lỗ sâu tiến dần đến tủy và gây nhiễm trùng tủy răng.
+ Đau nhức dữ dội, đau tự nhiên (không ăn cũng đau), đau nhiều nhất là vào ban đêm.
+ Ở giai đoạn này vẫn còn điều trị kịp thời.
* Tủy chết:
+ Nếu viêm tủy không được điều trị thì tủy sẽ chết, vi khuẩn theo đường ống tủy sẽ làm nhiễm trùng dưới chân răng, sưng nướu, sưng mặt.
+ Một số trường hợp không đau nên bỏ qua không điều trị.
+ Một số trường hợp gây biến chứng trầm trọng ở: tim, xương, khớp, xoang,…
- Chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi ngủ.
Hạn chế ăn bánh kẹo, quà vặt.
Điều trị sớm răng sâu và nên đi khám răng định kì.
* Hạn chế ăn quà vặt, đặc biệt là bánh kẹo ngọt, dính.
Chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ
Sử dụng các dạng Fluor để ngừa sâu răng (kem đánh răng có Fluor).
Khám răng định kì 6 tháng 1 lần để được hướng dẫn vệ sinh răng miệng và phát