Kế hoạch năm học 19-20 trường tiểu học Ngô Quyền

Thứ ba - 01/10/2019 13:39
PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔ QUYỀN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
               Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
Số:         / KH – TH Dầu Tiếng, ngày      tháng      năm 2019

                                       KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
                                                     NĂM HỌC 2019-2020
     
Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ  năm học 2019-2020 của Phòng GD-ĐT Dầu Tiếng;
          Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, trường Tiểu Học Ngô Quyền đề ra kế hoạch hoạt động năm học 2019-2020 như sau:
     I. TÌNH HÌNH CHUNG  
          Thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020, trường TH Ngô Quyền có những khó khăn và thuận lợi như sau:
          1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của PGD- ĐT huyện Dầu Tiếng, của cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương, và sự hỗ trợ của các Ban ngành, đoàn thể.
- Trường lớp khang trang, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ.
- Đội ngũ CB-GV-NV đủ theo quy định, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý,  giảng dạy,công việc được phân công phụ trách.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn quan tâm hỗ trợ tích cực  về mọi mặt trong các hoạt động của nhà trường, thể hiện tốt vai trò xã hội hoá giáo dục.
          2. Khó khăn
          Bên cạnh những thuận lợi trên, trường Tiểu học Ngô Quyền cũng có những khó khăn  như :
- Số Học sinh chuyển đến, chuyển đi khá nhiều trong năm (do dân nhập cư nơi khác chuyển đến sinh sống, không ổn định công việc làm rồi chuyển đi nơi khác), cũng làm ảnh hưởng đến sự học tập của các em.
- Một số giáo viên sử dụng  công nghệ thông tin trong giảng dạy còn hạn chế ( chậm, chưa khai thác hết  chức năng của thiết bị dạy học )
           3.Tổng số CB-GV-CNV :  61 / 50 nữ, chia ra :
- BGH: 02 / 1  nữ ( 0 HT , 2 PHT)
- Chuyên trách: 04 / 4 nữ ( 1 PCGD, 1 TPTĐ, 1 TV, 1 TB)
- CNV: 08 / 5 nữ ( 1 văn thư, 3 BV, 2PV, 1 Y tế, 1 kế toán)
- GV dạy lớp: 32 / 32 nữ
- GV bộ môn: 14/ 8 nữ (AV: 4, TD: 3, MT: 2 , Tin học : 3, Hát –nhạc: 2)
            4.Tổng số lớp – số học sinh  
-Tổng số lớp: 30
-Tổng số học sinh: 1187/564 nữ
+Khối Một: 273/130
          +Khối Hai:  267/135
          +Khối Ba:  233/106
           +Khối Bốn: 220/103
           +Khối Năm: 218/105
- 100%số lớp học 2 buổi/ngày, lớp bán trú  27 lớp với tổng số HS: 832/350
 +  Khối Một: 206/85
           +Khối Hai: 180/77
           +Khối Ba: 171/71
           +Khối Bốn: 134/59
 +Khối Năm: 141/58
            II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC  
            1.Phát triển giáo dục 
          - Huy động 100 % số trẻ 6 tuổi (2013) vào lp một. Giữ vững tỉ lệ huy động trẻ  6 – 14 tuổi đang học tại trường.
                   - Hạn chế bỏ học dưới 0.5 %.
2.Giáo dục phổ thông
Năm học 2019-2020 Tiếp tục thực  hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, Quyết định số 2653/QĐ –BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình hành động số 81-CTHĐ/ĐU ngày 03/4/2014 của Tỉnh ủy Bình Dương thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương lần thứ tám ( khóa XI) về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hòa nhập quốc tế”, Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án đổi mới chương trình , sách giáo khoa giáo dục phổ thông ;  Tiếp tục thực hiện Chủ đề năm học là: “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao” cùng với phương châm hành động “Trách nhiệm - Năng động - Sáng tạo” và khẩu hiệu hành động “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
Thực hiện Chương trình giáo dục Phổ thông. Giáo viên chủ động thực hiện điều chỉnh nội dung bài học và  các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục; phù hợp từng đối tượng học sinh, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.
 Tiếp tục chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.Nâng chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá học sinh. Khảo sát chất lượng đầu năm để có kế họach giảng dạy phù hợp theo từng nhóm đối tượng học sinh. Thực hiện có hiệu quả thời khóa biểu linh hoạt và quản lý có hiệu quả bán trú của học sinh .
Tăng cường nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng,hiệu quả hoạt động giáo dục trong đơn vị. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành .
           a. Về dạy  
-Thực hiện Chương trình GDPT. Chủ động điều chỉnh nội dung bài học và các hoạt động giáo dục (HĐGD) đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục; phù hợp từng đối tượng học sinh (không cắt xén chương trình mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các HĐGD nhẹ nhàng, tự nhiên hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh).
- Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Thực hiện nội dung giáo dục Ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng), văn hóa giao thông từ học kì II, Vệ sinh răng miệng (4 bài/năm), Lịch sử, Địa lý địa phương… phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường. Tăng cường tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
- Thời lượng 8 tiết học/ngày. Đảm bảo học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên, hoàn thành bài học tại lớp. Không giao bài tập về nhà; không dạy thêm ngoài thời gian học ở trường.
- Buổi 2 học theo lớp linh hoạt, thời khóa biểu linh hoạt (4 buổi/ tuần ) , khối lớp Một thực hiện từ tuần thứ 5 và khối lớp Hai đến lớp Năm thực hiện từ tuần thứ 3; tổ chức các các HĐGD, câu lạc bộ, các môn học tự chọn, … và khai thác triệt để các tài liệu bổ trợ buổi hai để bồi dưỡng và phụ đạo đúng đối tượng học sinh.
-Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm để lập kế họach bồi dưỡng và phụ đạo học sinh. Tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tại các tổ khối, có chất lượng,kịp thời tháo gỡ những khó khăn về đổi mới phương pháp giảng dạy.Động viên giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn qua mạng thông tin trực tuyến “ trường học kết nối” .
- Nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các mô hình, phương pháp dạy học tích cực như: mô hình trường học mới; thư viện thân thiện; mô hình STEM, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo... một cách linh hoạt, phù hợp và hiệu quả.
- Tiếp tục thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” . Xây dựng, hoàn thiện các tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng Phương pháp Bàn tay nặn bột; tổ chức các giờ học cho học sinh tự thiết kế, thực hành các thí nghiệm với các vật liệu đơn giản, dễ thực hiện theo hướng các hoạt động trải nghiệm .
-Tiếp tục thực hiện giảng dạy môn Mĩ thuật theo phương pháp mới. Tạo điều kiện cho giáo viên Mĩ thuật được chủ động sắp xếp bài dạy theo hướng nhóm các nội dung bài học thành các chủ đề  phù hợp với tình hình thực tế, góp phần tích cực phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Tạo điều kiện GV Mĩ thuật tham gia sinh hoạt chuyên đề do phòng GD tổ chức .
-Thực hiện dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 1, bắt đầu từ tuần chuyên môn thứ 14, với thời lượng  2 tiết/tuần,giáo trình Tiny Talk 1A. Tiếng Anh đại trà cho HS khối 2, 3, 4, 5 với giáo trình Tiny Talk 1B; Let s Go 1A, 1B, 2A (thời lượng 2 tiết/tuần khối lớp 2; khối lớp 3, 4, 5 thực hiện 4 tiết/tuần). Dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, tập trung phát triển 2 kĩ năng nghe và nói.
- Tổ chức dạy học môn Tin học các lớp 3, 4, 5. Đảm bảo về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Tin học để từng bước dạy tin học lớp 1, 2 nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học môn tin học lớp 3, 4, 5.
Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học - CNTT dưới nhiều hình thức để học sinh được tiếp cận, hình thành các kĩ năng ứng dụng CNTT vào học tập.
-  Tăng cường các hình thức dạy học gắn lí thuyết với thực hành; các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh. Tiếp tục dạy học lồng ghép, tích hợp các nội dung: an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quốc phòng và an ninh; tuyên truyền chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; quyền và bổn phận của trẻ em, bình đẳng giới,…
-Dạy học Lịch sử, Địa lý địa phương gắn với các hoạt động trải nghiệm tham quan các di sản văn hóa các di tích lịch sử địa lý địa phương một cách thiết thực, hiệu quả. Chỉ đạo tốt công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng theo hướng dẫn của Hội đồng Đội ở địa phương.
- Phối hợp với PHHS, tổ chức tốt bán trú cho học sinh, thực hiện nghiêm túc phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Đánh giá việc thực hiện Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT, rút kinh nghiệm phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế.
-Tiếp tục hỗ trợ, tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên về ra đề kiểm tra theo ma trận đề và kĩ thuật đánh giá thường xuyên học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.
- Tăng cường ứng dụng CNTT qua các phần mềm quản lý kết quả giáo dục và học tập của học sinh.
-Thực hiện bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm học một cách nghiêm túc; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định.
- Nắm chắc số liệu và huy động tối đa số trẻ khuyết tật,trẻ em lang thang, cơ nhỡ, trẻ em dân tộc thiểu số trong độ tuổi học hòa nhập; có kế hoạch, chương trình điều chỉnh phù hợp từng đối tượng học sinh và phù hợp thực tế. Tạo mọi điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ các em trong học tập.
-Tổ chức các hoạt động lao động tự phục vụ, rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp. Chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, hiểu biết xã hội cho học sinh; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên… để giáo dục học sinh một cách thiết thực, hiệu quả.
-Tổ chức các hoạt động tập thể, ngoài giờ lên lớp theo hướng các hoạt động thực hành, trải nghiệm; kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.
-Tổ chức, tham gia đầy đủ các hoạt động giao lưu, các sân chơi trí tuệ bổ ích và thân thiện nhằm phát triển năng lực học sinh: Liên hoan Tiếng hát dân ca, Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông, Giao lưu Tiếng Việt của chúng em, Đố vui để học, Câu lạc bộ tiếng Anh, Tin học, Robotics,… trên tinh thần tự nguyện tham gia của học sinh .
          b. Về học  
- Xây dựng tốt các nề nếp phục vụ cho học sinh học tập trên lớp như : đi học, đúng giờ, trật tự nghe giảng, xây dựng tổ nhóm học tập, truy bài đầu giờ.
- Phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
- Chú trọng phong trào “ vở sạch chữ đẹp ” trong giáo viên và học sinh.
- Tập trung bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo những học sinh chậm tiến bộ  trong các tiết học linh hoạt, tiết ôn tập của buổi học thứ hai trong ngày.
           c. Giáo dục đạo đức  
- Chú trọng công tác giáo dục đạo đức qua việc hình thành cho học sinh thói quen và hành vi đạo đức tốt, thực hiện nếp sống văn minh trong nhà trường, tại gia đình và nơi công cộng.Thực hiện mô hình tích lũy điểm A+ trong toàn thể học sinh;
- Xây dựng đức tính lễ phép chăm ngoan, thực hiện đầy đủ nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. Giáo dục học sinh thực hiện chấp hành luật giao thông đường bộ. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
          d. Hoạt động lao động   
- Giáo dục ý thức lao động, biết bỏ rác đúng nơi quy định, tổ chức các hình thức lao động phù hợp với lứa tuổi học sinh như giữ gìn sạch sẽ lớp học, sân chơi một cách tự giác. Xây dựng trường lớp “ xanh , sạch , đẹp”.
          đ.Giáo dục thẩm mỹ văn nghệ
- Thực hiện đầy đủ phân phối chương trình môn: Mĩ thuật, Hát-Nhạc. Đầu tư, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, hội hoạ.
           e. Hoạt động thể dục – vệ sinh  
- Bảo đảm việc thực hiện giảng dạy môn thể dục chính khoá và thể dục giữa giờ. Tuyển chọn đội tuyển, có kế hoạch bồi dưỡng tham gia HKPĐ các cấp.
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân .
-Tăng cường công tác của tổ Giáo dục sức khoẻ và Chữ thập đỏ trong nhà trường để chăm sóc sức khoẻ cho học sinh.
          g. Hoạt động đoàn thể   
- Phát huy tốt sức mạnh của các đoàn thể trong nhà trường để đẩy mạnh phong trào thi đua “ Dạy tốt- Học tốt” .
-Thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế phối hợp hoạt động giữa chính quyền chuyên môn và Công đoàn.
-Thực hiện công khai hoá, dân chủ hoá, các kế hoạch hoạt động của đơn vị
- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phong trào “Dân chủ – kỷ cương – tình thương – trách nhiệm ”.
- Thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường và Ban đại diện Cha mẹ học sinh .
     III. CÔNG TÁC CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC
          1. Hoạt động thư viện – Thiết bị   
- Đầu tư trang thiết bị, sách báo, tài liệu tham khảo và tổ chức các hoạt động giáo dục tại thư viện; phát huy tốt công năng của thư viện và phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Tiếp tục thực hiện mô hình thư viện mi ni. Có kế hoạch xây dựng mô hình thư viện thân thiện.
-Thực hiện nghiêm túc các quy định về việc sử dụng sách giáo khoa, sách bổ trợ, tài liệu tham khảo. Bảo đảm ngay từ khi bước vào năm học mới tất cả học sinh đều có đủ sách giáo khoa của các môn học, hoạt động giáo dục theo quy định.
-Hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh không mang theo nhiều sách, vở khi tới trường; sử dụng có hiệu quả sách của học sinh và tài liệu của thư viện nhà trường. Khuyến khích học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp.
- Xây dựng kế hoạch “ Phong trào tặng sách cũ” để bổ sung tủ sách dùng chung và hỗ trợ cho các em học sinh không đủ sách học trong năm học tới.
- Rà soát, sửa chữa, thiết bị dạy học được cấp.Tổ chức cho cán bộ giáo viên, học sinh, tham gia làm đồ dùng dạy học. Khai thác sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học được cấp. Tập trung sưu tập tài nguyên chuẩn bị cho Hội thi “ Triễn lãm tài nguyên đồ dùng dạy học điện tử qua bộ sưu tập đồ dùng dạy học điện tử”.
           2.Cơ sở vật chất    
-Tận dụng tối đa cơ sở vật chất nhà trường để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày,  đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thể chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
- Cải tạo cảnh quan trường học đạt tiêu chuẩn xanh- sạch- đẹp- an toàn theo quy định.
    IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO 
          1. Xây dựng đội ngũ   
- Thực hiện tốt việc sắp xếp, phân công cán bộ, giáo viên đúng theo nghiệp vụ chuyên môn để phát huy năng lực và sở trường của đội ngũ. Thực hiện đúng điều lệ trường tiểu học.  
- Tăng cường quản lý đội ngũ thông qua đáng giá Chuẩn hiệu trưởng, chuẩn P.HT, chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học theo thông tư 14,20 của Bộ GD&ĐT, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp dạy học. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo kế hoạch BDTX giáo viên tiểu học và BDTX cán bộ quản lý theo kế hoạch của Ngành.
- Thực hiện tốt công tác đánh giá, phân loại CBQL, giáo viên theo chuẩn và theo hiệu quả công việc.
- Xây dựng đơn vị thành một khối đoàn kết, nhất trí để hoàn thành nhiệm vụ năm học. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, nhà giáo văn hoá ( 100% CB-GV-CNV cam kết gia đình văn hóa). Duy trì đơn vị đạt đơn vị văn hoá năm 2018.
- Giới thiệu nhân tố tích cực để phát triển Đảng, ít nhất  1  GV-NV.
          2.  Công tác thanh tra giáo dục   
- Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra nội bộ trường học theo chỉ đạo.
- Đẩy mạnh và thực sự đổi mới hoạt động thanh, kiểm tra trong đơn vị .Đánh giá xếp loại năng lực giảng dạy của GV thông qua việc  dự giờ thăm lớp đột xuất, và báo trước với số lượng ít nhất 1/3 GV.
- Kiểm tra nề nếp bán trú, an toàn vệ sinh thực phẩm, hoạt động ngoài giờ lên lớp , việc dạy thêm học thêm.
          3. Đổi mới công tác chỉ đạo  
- Tích cực đổi mới công tác quản lý.Thực hiện một số ứng dụng phần mềm cho công tác quản lý và dạy học cụ thể như: PCGDTH, quản lý trường học (Emis), nhân sự (Pmis), kế toán tài chính, thư viện, thực đơn cân bằng dinh dưỡng và một số phần mềm dạy học, …
- Tuyên truyền các chủ trương, chính sách về đổi mới và phát triển giáo dục và kết quả đạt được trong CB, GV, NV và PHHS hiểu, chia sẻ, đồng thuận.
- Xây dựng và quản lí tốt môi trường giáo dục dân chủ, an toàn và thân thiện. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, kĩ năng sống; rèn luyện năng lực lao động tự phục vụ, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học, bảo vệ môi trường, giữ gìn bảo quản của công... 
- Từng bước  tạo ra được diện mạo mới, một bước tiến mới, một môi trường giáo dục thật sự lành mạnh, dân chủ, an toàn, thân thiện, chất lượng và bình đẳng, tạo ra một “Thương hiệu riêng” của nhà trường để các em học sinh thấy hạnh phúc, tự hào về ngôi trường của mình và luôn cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
- Quan hệ tốt với địa phương, nắm bắt kịp thời những chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và của Ngành giáo dục.
- Nâng cao hiệu suất của công tác quản lí qua 3 hình thức: quản lí bằng kế hoạch, pháp chế và thi đua.
4.Các hoạt động khác
- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội TNTPHCM, sao nhi đồng HCM với công tác giáo dục của nhà trường .
- Công khai minh bạch kinh phí đóng góp từ cha mẹ học sinh , từ nguồn xã hội hóa,, dạy học 2 buổi/ngày, công tác bán trú.
- Xây dựng và tổ chức các sân chơi vận động ngoài trời, trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ; kế hoạch tuần, tháng , học kỳ và đột xuất … qua hộp thư điện tử và văn bản pháp quy.
- Tham gia đầy đủ các hội thi, giao lưu: Thi GVDG vòng huyện, giao lưu văn hay chữ tốt giải thưởng sao khuê,  giao lưu Trò chơi dân gian, hát dân ca,  Thi sưu tầm và sử dụng bộ đồ dùng dạy học điện tử…
 * Dự kiến thời gian tổ chức các Hội thi cấp trường:
 
TT Hội thi Thời gian tổ chức
1 Trò chơi dân gian, hát dân ca 11/2019
2 Giáo viên dạy giỏi 9-10/2019
3 GV viết chữ đẹp, Văn hay chữ tốt giải thưởng Sao Khuê. 12/2019
4 Sưu tầm và sử dụng bộ đồ dùng dạy học điện tử 01/2020

          V.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN  
1.Nâng hiệu quả hoạt động thi đua :
Tổ chức ký cam kết không vi phạm và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo. Mỗi Cán bộ quản lý và mỗi thầy cô giáo đăng ký nội dung học tập để nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn. Thực hiện giáo dục văn hoá truyền thống, tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu di tích, di sản của địa phương. Luyện tập để học sinh hát đúng Quốc ca trong buổi chào cờ đầu tuần; tăng cường giáo dục thể chất, rèn luyện sức khỏe cho học sinh thông qua tập thể dục giữa giờ. Hướng dẫn học sinh tự quản, chủ động tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Giao cho tổ chức Đội TN.TP.HCM trong nhà trường tổ chức các họat động cụ thể, thường xuyên để nhà trường luôn xanh-sạch-đẹp.
Tổ chức khảo sát đầu năm học (trừ lớp1), lập kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo học sinh, có biện pháp giảm tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành, tạo môi trường thân thiện và có kế hoạch hỗ trợ học sinh khó khăn để giảm học sinh bỏ học. Thống kê kết quả khảo sát và đối chiếu kết quả nhận xét, đánh giá của năm học trước để có giải pháp tăng cường quản lý về chất lượng.
 Thành lập hội đồng thẩm định SKKN của CB - giáo viên, thực hiện đúng theo hướng dẫn và chịu trách nhiệm về việc thẩm định các đề tài của CB, giáo viên trong đơn vị.
Tổ chức và đổi mới thi hội thi giáo viên dạy giỏi. Tiếp tục tổ chức ngày hội  “trò chơi dân gian” của học sinh và xem đây là hoạt động để phát triển năng lực học sinh.
 2.Tích cực đổi mới hoạt động giáo dục:
Khuyến khích giáo viên điều chỉnh nội dung bài học phù hợp với đặc điểm của địa phương, các hoạt động giáo dục cần được tổ chức một cách linh hoạt, vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh với thời gian thực tế và điều kiện dạy học của đơn vị. Hướng dẫn học sinh tự quản, tự tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm để thực hiện Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT về việc nhận xét đánh giá học sinh cụ thể và khoa học hơn. 
Ban giám hiệu trường có kế hoạch kiểm tra, dự giờ buổi dạy thứ hai. Phối hợp với địa phương kiểm tra cơ sở thực hiện thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16-5-2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm học thêm và Quyết định 54/2012/QĐ-UBND ngày 14-12-2012 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh. Tổ chức cho giáo viên ký cam kết không dạy thêm, các bản cam kết đó  được nhà trường liên hệ địa phương, khu phố nơi giáo viên cư trú xác nhận.
Tiếp tục thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên - Xã hội và Khoa học.
3.  Phổ cập GDTH ĐĐT
Củng cố đội ngũ giáo viên chuyên trách phổ cập giáo dục để công tác PCGD đảm bảo tính chính xác và khoa học, đảm bảo việc tham mưu cho Ban chỉ đạo ở địa phương thực hiện công tác PCGD có hiệu quả .
4. Nâng caochất lượng đội ngũ:
Thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá, xếp loại CB,GV theo quy định thông tư 14,20.
 Sắp xếp, phân công giáo viên đúng theo nghiệp vụ chuyên môn để phát huy năng lực và sở trường của đội ngũ.
Xây dựng kế họach BDTX từ đầu năm học, có chỉ đạo, kiểm tra việc tự bồi dưỡng của giáo viên.
Thực hiện tốt việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong nhà trường.
Thực hiện tốt “3 công khai” vào đầu năm và cuối năm học. Công khai hiệu quả đào tạo và công khai các khoản thu, chi về xã hội hóa giáo dục nội dung thu phục vụ học sinh bán trú.
          VI. CHỈ TIÊU   
Năm học 2019-2020 trường Ngô Quyền phấn đấu đạt một số chỉ tiêu như sau :
 1. Chất lượng giáo dục – đào tạo   
¨  Năng lực :                                      
Tốt:   Tỉ lệ:  70 %  ;      Đạt:  Tỉ lệ:  30%       
          CCG: không
¨ Phẩm chất :                                         
 Tốt:  Tỉ lệ:  80 %  ;     Đạt:  Tỉ lệ:  20%        
 CCG: không
Đối với các môn đánh giá bằng nhận xét không có học sinh chưa hoàn thành .
-Tỉ lệ HS hoàn thành chương trình lớp học: Tỉ lệ từ  97% trở lên
- Học sinh hoàn thành chương trình bậc Tiểu học : – tỉ lệ 100 %
- Hạn chế HS bỏ học dưới 0.5 %
- Hiệu quả đào tạo: đạt  98%
¨ Tham gia các hội thi , giao lưu trong năm học
- Dự thi giáo viên  dạy giỏi vòng huyện; phấn đấu có giáo viên dạy giỏi vòng tỉnh
- Giao lưu “ văn hay Chữ tốt” giải thưởng Sao Khuê đạt cấp huyện (16 em ).
- Giao lưu trò chơi dân gian, hát dân ca; HKPĐ; Đố vui để học, vòng huyện, phấn đấu có học sinh dự giao lưu vòng tỉnh.
2. Phong trào thi đua  
*   Đơn vị :
·  Danh hiệu đơn vị: Lao động xuất sắc
·  Chi bộ: Trong sạch vững mạnh
·  CĐCS: Vững mạnh
·  Chi đoàn TNCSHCM: Xuất sắc 
·  CTĐ: Xuất sắc
·  Liên đội: Xuất sắc
*   Cá nhân:
·  Đạt LĐTT trên 85 %
·  Giáo viên dạy giỏi vòng cơ sở: 32; GV đạt GVDG vòng huyện: 10. Viết sáng kiến kinh nghiệm: 20. Thao giảng 6 tiết/GV/năm, dự giờ ít nhất 18 tiết /GV/năm, làm ĐDDH 1/cái/GV/năm, sử dụng 100% ĐDDH trong các tiết dạy.
Trên đây là kế hoạch, giải pháp và chỉ tiêu năm học 2019-2020 của Trường Tiểu học Ngô Quyền.
                                                               
          KÝ DUYỆT CỦA PGD                              HIỆU TRƯỞNG 


                                                                                               


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay1,743
  • Tháng hiện tại38,020
  • Tổng lượt truy cập1,723,702
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây